Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

VIẾT BÀI QUẢNG CÁO ADWORDS SIÊU "DỄ DÀNG" VỚI NHỮNG CHỈ DẪN SAU

Ngày càng nhiều doanh nghiệp hiện nay đầu tư nghiêm túc vào Digital Marketing khi hình thức quảng cáo trực tuyến đang chứng minh thực sự là một "con gà đẻ trứng vàng" khi có thể đẩy doanh số bán hàng lên một con số gấp nghìn lần. Nếu như ngày nay Facebook Marketing ngày càng trở nên phổ biến thì Google Adwords vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Viết bài quảng cáo Adwords có khác gì so với những hình thức quảng cáo khác?

Tương tự như bất kì hình thức sáng tạo nội dung khác, viết bài quảng cáo Adwords có những thủ thuật, bí quyết riêng để có thể tạo ra được những mẩu quảng cáo thật sự hấp dẫn và hiệu quả. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược về những yếu tố trọng tâm của một mẩu quảng cáo tuyệt vời cũng như phương pháp viết "thu lượm" từ quá trình làm việc thực tế.


Mẩu quảng cáo Google Adwords bao gồm những gì?


1. Thẻ tiêu đề quảng cáo (Title)
Đây là dòng chữ nổi bật và quan trọng nhất trong mẩu quảng cáo. Không có một công thức chung nào cho một tiêu đề Adwords thành công, người viết bài quảng cáo có thể "tự do" lựa chọn một câu Tagline được gieo vần điệu dễ nhớ dễ thuộc, hay trích dẫn một câu nói của khách hàng về chất lượng sản phẩm, một sự công nhận khách quan cho thương hiệu của bạn..v..v...Một khi bạn đã nghiên cứu kĩ từ khóa và "chốt" khách hàng mục tiêu, sẽ có rất nhiều hình thức để bạn sáng tạo. 

Tiêu đề nên được ghi in hoa để dễ thu hút sự chú ý. Số ký tự được phép hiển thị chỉ có 25 nên người viết bài quảng cáo cần cân nhắc "chữ nghĩa" để tránh lan man, không cần thiết. Nên nhớ từng chữ bạn thêm vào, đều là một đồng của bạn nên cần sự đầu tư nghiêm túc để có được lựa chọn tốt nhất!

2. Thẻ mô tả quảng cáo (Description)
35 ký tự tối đa là con số "nhắc nhở" người viết bài quảng cáo Adwords cần "chắt lọc" thông tin khi bỏ vào dòng mô tả sản phẩm trong mẩu quảng cáo. Các kí tự đầu nên được viết IN HOA để tăng độ dài cho dòng mô tả.

Tìm hiểu kĩ hơn về thẻ mô tả quảng cáo trong SEO tại ĐÂY <<<<<

3. Đường dẫn quảng cáo (URL)
Người viết bài quảng cáo Adwords có thể tối ưu luôn URL thuộc Website bán hàng bằng cách chèn hẳn từ khóa vào trong địa chỉ. Hơn nữa, với cách này, sẽ khiến địa chỉ Website trên mẩu quảng cáo của bạn chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn

Cách viết ra những mẩu quảng cáo Adwords "mê hoặc" khách hàng (nghĩa là CTR phải cao đấy!)
1. Muốn được chú ý phải viết sao cho NỔI BẬT

Mẩu quảng cáo Google Adwords hằng ngày phải cạnh tranh với hàng chục, hàng trăm mẩu quảng cáo từ các thương hiệu khác!

Với mỗi từ khóa tìm kiếm Google sẽ cung cấp cho người dùng từ 10-12 kết quả tìm kiếm liên quan, vậy nếu như muốn khách hàng chọn mua sản phẩm của bạn, nhiệm vụ của người viết bài quảng cáo là thu hút sự chú ý của khách hàng giữa một "rừng" đối thủ cạnh tranh. Đâu là những điểm cần làm cho KHÁC BIỆT để trở nên NỔI BẦN BẬT:

+ Kéo dài tiêu đề bằng cách thêm dấu chấm vào dòng chú thích đầu tiên.
+ Tận dụng tối đa các tiện ích mở rộng (Extension) hữu ích cung cấp bởi chính Google Adwords như tiện ích liên kết trang Web, tiện ích vị trí, tiện ích chú thích,..v..v...
+ Chèn thêm các ký tự, icon đặc biệt để làm nổi bật mẩu quảng cáo. Tuy nhiên, người viết bài cần tránh quá lạm dụng cách này dễ bị xếp vào Spam!

2. Càng chi tiết càng tốt, không nói chung nữa!

Càng cụ thể trong cách mô tả sản phẩm, và cả đặc tính của nhóm đối tượng khách hàng, bạn sẽ càng nắm chắc phần thắng trong tay!

Tâm lý người dùng Việt Nam khi sử dụng công cụ tìm kiếm có xu hướng tin tưởng những kết quả với từ khóa sát (hoặc trùng luôn càng tốt) với từ khóa tìm kiếm của mình. Ví dụ: một người cần tìm kiếm thông tin về "viết bài quảng cáo Google Adwords" hiệu quả, sẽ ưu tiên kết quả "Viết bài quảng cáo Google Adwords dễ dàng" hơn là tiêu đề "Sáng tạo nội dung quảng cáo Google Adwords"

Tuy nhiên vì số lượng ký tự hiển thị ít mà việc tìm ra nội dung hiệu quả nhất tốn rất nhiều thời gian nên người viết bài quảng cáo Adwords nên đẩy mạnh và tận dụng các công cụ hỗ trợ A/B Testing.

3. Kích thích sự TÒ MÒ từ phía khách hàng


Người viết bài hoàn toàn có thể sáng tạo để có được những mẩu quảng cáo ĐỘC nhưng ẤN TƯỢNG đối với khách hàng. Khi bạn đã khơi dậy được sự hiếu kỳ bên trọng họ, bạn gần như đã đi được nửa con đường để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình rồi!

Google Adwords là một "sân chơi" mới đầy thách thức nhưng cũng đầy trải nghiệm để bạn thử sức ở mảng viết bài quảng cáo

Thử nghiệm liên tục và áp dụng đầy đủ những quy tắc, bí kíp trên đây sẽ giúp người viết bài quảng cáo tiết kiệm được "kha khá" công sức và tiền bạc để có được những mẩu Adwords thực sự chất lượng. Chúc bạn thành công với chiến dịch Google Adwords của riêng mình!


Quảng cáo trực tuyến (Digital Marketing) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. "Content is King" là một chân lý "không thể phủ nhận của ngành quảng cáo (ngay cả đối với các hình thức quảng cáo truyền thống như PrintAds, Bill Boards thì NỘI DUNG vẫn là yếu tố quyết định). 

>>>> Chara Content với dịch vụ viết bài quảng cáo chuyên nghiệp, hiệu quả sẵn sàng đồng hành cùng mọi doanh nghiệp để có thể phát huy được sức mạnh của nội dung trong Quảng cáo thời hiện đại. LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất!




BÍ QUYẾT XÂY DỰNG FANPAGE BÁN HÀNG HIỆU QUẢ DÀNH CHO DÂN VIẾT BÀI FACEBOOK

Khi mà "nhà nhà" đều có một tài khoản Facebook hay Zalo thì việc tận dụng những kênh này để Branding và mở rộng "tệp" khách hàng tiềm năng là một lựa chọn tất yếu của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với Facebook Marketing (một "đất nước đông dân" với hơn 1 tỷ cư dân mạng) và hàng trăm nghìn nhãn hàng "chen chúc" từng "mẩu" trên News Feed để có được sự chú ý của cộng đồng mạng. Điều này đã khiến viết bài Facebook để bán hàng trở thành một công việc đầy thử thách!

Nhiều doanh nghiệp hiện tại chỉ nhìn Facebook Marketing với một góc cực nhỏ là thủ thuật để chạy Quảng cáo rẻ, thậm chí hiểu một cách "lệch lạc" khái niệm Marketing-0-đồng! Tại sao nhãn hàng A và nhãn hàng B có sản phẩm với chất lượng tương đương lại chạy ra đơn dễ dàng hơn nhiều so với B? Tất cả không chỉ là nằm ở các chiêu, mẹo, tối ưu hóa quảng cáo. Thật ra, A đã "ăn đứt"B từ lâu khi bắt đầu "khai sinh" Fanpage. Bí quyết là gì, người viết bài Facebook cần làm gì? Bạn đọc cùng Chara tìm hiểu qua bài viết sau!

"Chức năng định hình dáng vẻ!"


Câu này được huyền thoại Dave Trott nhắc đến trong đầu sách nổi tiếng bậc nhất "Ngấu nghiến nghiền ngẫm". Nghe thì có vẻ chẳng liên quan nhưng đây là một trong những nguyên tắc quan trọng khi đặt nền tảng một Fanpage trên Facebook. Rất nhiều người băn khoăn với mớ câu hỏi "Thiết kế Logo làm sao để thu hút" "Tần suất đăng bài cho hợp lý?", "Nội dung nào thì hợp với giới trẻ?",...Mấy câu đó chỉ là ngoài lề, ngoài lề thôi! 

Hãy trả lời câu hỏi TẠI SAO bất cứ khi nào bạn hành động, khởi tạo một điều gì mới mẻ. Câu châm ngôn của Dave Trott "ám chỉ" rằng bất cứ đồ vật nào đều được chế tạo với ý nghĩ đầu tiên là để phục vụ cho một mục đích gì đó, không phải làm cảnh kiểu "chơi chơi". Nên khoan hãy tốn thời gian nghĩ vào những vấn đề quá chi tiết, trả lời trước cho mình những câu hỏi "Mục đích thành lập Fanpage?", "Muốn xây dựng hình ảnh như thế nào?","Khách hàng tiềm năng là những ai, lứa tuổi, sở thích, khả năng tài chính..v..v..."

Viết bài Facebook cho Fanpage là phải CÁ TÍNH

Cách người viết bài Facebook thể hiện cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với sức hấp dẫn của một Fanpage

Nếu như viết bài quảng cáo người Copywriter phải "đè nén" cái "tôi" xuống, mài giũa bớt góc cạnh "cá tính" để viết được những điều khách hàng thực sự cần, thì trong quá trình gầy dựng Fanpage, xây dựng cộng đồng, cá tính là một thứ cần được khuếch đại.

Người viết bài Facebook cần phải xác định rõ điều này ngay từ đầu và bền bỉ thể hiện nó với từng bài đăng một để kịp tạo dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Giữa một thị trường rất nhiều tên gọi và cách làm giống nhau, sự sáng tạo và cá tính chừng mực sẽ luôn được đền đáp xứng đáng.

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Dịch vụ quản lý fanpage hiệu quả chất lượng 

Nghệ thuật tăng tương tác


Theo thống kê của Facebook, người dùng sẽ React, Comment hoặc Share khi rơi vào một trong các trường hợp: xúc động, cần cảnh báo, khẳng định ý kiến cá nhân hay cảm thấy hữu ích. Sự thay đổi mạnh mẽ của hệ thống 5 biểu tượng cảm xúc Reaction (thay vì nút Like đơn giản thông thường) vừa giúp người dùng dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình cũng như là một kênh để người viết bài Facebook theo dõi được phản ứng của cộng đồng mạng,

Nuôi Fan - đừng vì lí do gì mà dừng lại!

Nhiều người viết bài Facebook chỉ cố gắng để Fanpage đạt được cột mốc nào đó rồi...dừng hẳn lại, chăm chắm vào chạy Ads và coi khâu "gieo trồng" như đã hoàn thành. 

Một điều dân viết bài Facebook không thể quên đó chính là quá trình gầy dưỡng, chăm sóc không chỉ đòi hỏi công sức mà nó là một hành trình không có điểm dừng. Thị hiếu người dùng thay đổi không ngừng, luôn có những đối thủ cạnh tranh với cách thức mới hay nhu cầu về ngành hàng của bạn tăng...luôn có cả nghìn lí do để bạn không được cho phép mình rời bỏ việc "chăm sóc Fan".

                            

Những "chiêu thức" giữ Fan hay được những dân viết bài Facebook tân dụng như thường xuyên tổ chức Minigame, Gameshow, Cuộc thi, đợt Giveaway nhân các dịp đặc biệt,...Một trong những Fanpage hiện nay rất đẩy mạnh "chăm sóc Fan" phải kể đến Nhã Nam, Tiki,...những bộ CV, tài liệu "khủng" cũng được rất nhiều trung tâm/Fanpage Kĩ năng mềm ứng dụng!


Bạn đã hiểu được vai trò của xây dựng Fanpage đối với một chiến lược bán hàng online? 4 chia sẻ từ kinh nghiệm THẬT trên đây sẽ giúp con đường xây dựng Fanpage của bạn đỡ "trầy trật". Chỉ có làm mới "thấm", càng làm càng "thấm"! Với những "chiến binh" viết bài Facebook "thực thụ" mơ mộng với chữ nghĩa cũng là thừa, hãy bắt tay vào ngay đầu năm mới này để áp dụng những chiến lược xây dựng Fanpage thật hiệu quả nhé!

Viết bài Facebook đang dần trở thành xu hướng trong lĩnh vực Digital Marketing và là một nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào không thể bỏ qua cho bất cứ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào. Nếu doanh nghiệp bạn tìm kiếm sự hỗ trợ để có thể tối ưu bán hàng qua Facebook, Chara Content với dịch vụ viết bài Facebook (đội ngũ viết bài Facebook "thực thụ") sẵn sàng hỗ trợ tận tình.
Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những gói ưu đãi hấp dẫn nhất!






Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

KHI VIẾT BÀI FACEBOOK TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC "THỜ Ơ" VỚI 3 YẾU TỐ NÀY!

Facebook đã từ lâu không còn chỉ giữ vị trí như một kênh giúp Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu (Branding) và tạo sức lan tỏa tới cộng đồng. Hơn bao giờ hết, viết bài Facebook hiện nay đã "nở rộ" trở thành một trong những cách "lợi hại" để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh doanh số bán hàng. Việc có một Fanpage có lượt tương tác mạnh sẽ giúp hỗ trợ rất lớn cho quá trình bán hàng và là sự đầu tư dài hạn một cách khôn khéo.

Tuy nhiên, rất nhiều người viết bài Facebook hiện nay tạo Fanpage chỉ đề..chạy quảng cáo cho ra đơn mà "cố ý quên" khâu quan trọng nhất là đầu tư nội dung. Đẩy mạnh chạy Ads khi sức khỏe Fanpage chưa ổn định giống như việc "ném tiền qua cửa sổ". Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những yếu tố "đinh" khi viết bài Facebook, chú ý 3 yếu tố này, bạn hoàn toàn có thể đạt được doanh số bán hàng mong ước!

Thời gian đăng bài
"Tôi nên đăng bài lúc mấy giờ?", "Đăng bài vào khung giờ nào sẽ được nhiều tương tác nhất?",...là những câu hỏi thường trực của rất nhiều anh/chị viết bài Facebook

Đơn giản thôi, quảng cáo của người viết bài khi hiển thị trên News Feed sẽ phải cạnh tranh với hàng trăm thương hiệu cùng nghề/khác nghề và cả những mối quan tâm của người dùng như người thân, bạn bè, KOLs,..v..v...Đăng giờ nào để tránh nhất sự cạnh tranh và dễ "kích cầu" nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng là trăn trở lớn nhất của mỗi người viết bài quảng cáo.

Những khung giờ như từ 12h - 13h (thời điểm mọi người đang giải lao trưa, thường có thói quen lướt Facebook) thường được cho là thời điểm vàng và rất nhiều người viết bài "đổ xô" đăng bài vào thời điểm này. Quá nhiều người xem đó là khung giờ lý tưởng nên tính cạnh tranh sẽ rất cao, đó là lẽ tất yếu. Thay vì chạy theo "đám đông", người viết bài Facebook hoàn toàn có thể lưa chọn cho mình những khung giờ ít cạnh tranh hơn. Sự thật thì rất nhiều Facebooker tranh thủ lướt tin khi đi làm hay đi học về trên xe buýt, lúc kẹt xe,..v..v...Việc này cũng tương tự như bạn đang đánh vào "thị trường ngách" vậy!

Nội dung, cấu trúc bài đăng

Dù viết bất kì loại bài quảng cáo nào, dù viết cho bất kì nhãn hàng nào, dễ đến khó, nhỏ đến lớn, nội dung luôn là phần quan trọng nhất!

Những điều người viết bài Facebook cần lưu ý:

+ Thông tin cần rõ ràng, được đảm bảo bởi những nguồn uy tín càng dễ tạo sự tin tưởng ở khách hàng. Hãy nhớ khi viết bài quảng cáo, "cụ thể là thượng sách!"

+ Dành sự đầu tư tương xứng cho hình ảnh bài viết do xu hướng đọc tin nhanh, giải trí hiện nay của người dùng Facebook. Nếu đó là một sản phẩm cao cấp thì "đẳng cấp" của sản phẩm cần được phản ánh qua những chi tiết như ánh sáng, phông nền "sang chảnh" trong ảnh đại diện. Hiện nay cũng rất nhiều dân viết bài Facebook chuyển từ quảng cáo "tĩnh" (bằng chữ) sang thể "động) (Video, GIF,....) làm tăng độ Viral cho bài viết.

+ Cách thứ hai cũng được khá nhiều người viết bài Facebook ứng dụng! Bên cạnh những bài viết Facebook đánh vào những mối quan tâm liên quan đến sản phẩm, Admin Fanpage nên ưu tiên song song cùng lúc với việc tổ chức những trò chơi (với giải thưởng hấp dẫn) hay những đợt Giveaway sản phẩm để "hâm nóng" Fanpage và thu hút thêm nhiều Organic Fan thông qua việc kêu gọi tương tác. 



+ Dù không bắt lỗi "Plagiarism" như khi viết bài SEO, người viết bài Facebook cũng nên xây dựng cho mình thông qua những chia sẻ mang đậm dấu ấn cá nhân, tránh bê nguyên xi của người khác. Điều này vừa làm gây "phản cảm" với những khách hàng khó chịu mà còn giảm sụt sức hấp dẫn của một Fanpage trên Facebook.

Chăm sóc khách hàng tận tình

Kể cả khi viết bài Facebook thì phải luôn nhớ "Khách hàng là thượng đế!"
Khi bạn đã chọn được thời gian đăng bài thích hợp và nội dung được cấu trúc chặt chẽ, triển khai đầy đủ ý tưởng, bài viết Facebook rất nhiều khả năng sẽ nhận được sự quan tâm từ người dùng. Rất nhiều người để lại bình luận, tương tác với bạn. Điều một người bán hàng qua mạng nên làm là phản hồi ĐỦ và NHANH hết các câu hỏi của khách hàng, và CÓ TÂM nhất có thể! Nếu chỉ lo chăm chăm bán hàng mà không quan tâm, giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ, sẽ chẳng ai mua hàng của bạn!

Bán hàng là một quá trình "mưa dần thấm lâu", không phải "ngày một ngày hai"

Những câu hỏi được đặt ra dưới phần bình luận nên được trả lời công khai ngay trên bài Post (thay vì Inbox) sẽ giúp tạo độ tin cậy cho thương hiệu (trừ những trường hợp quá riêng tư và nhạy cảm). Sau khi hỗ trợ khách hàng, bạn có thể Inbox họ để xin ý kiến, đánh giá khách quan về sản phẩm, những review tốt của những khách hàng từng sử dụng có sức thuyết phục cực kì mạnh mẽ luôn nhé!

Rất nhiều người viết bài Facebook đã thành công khi "đan xen" hiệu quả Review của những khách hàng từng sử dụng!

Làm thế nào vừa duy trì số lượng vừa đảm bảo chất lượng cho content trên Facebook là một nhiệm vụ rất "cân não". Công việc đòi hỏi rất lớn sự bền bỉ và đầu tư nghiêm túc từ người viết bài Facebook. Chúc bạn thành công với kênh bán hàng qua Facebook của mình!

Viết bài Facebook đang dần trở thành xu hướng trong lĩnh vực Digital Marketing và là một nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào không thể bỏ qua cho bất cứ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào. Nếu doanh nghiệp bạn tìm kiếm sự hỗ trợ để có thể tối ưu bán hàng qua Facebook, Chara Content với dịch vụ viết bài Facebook (đội ngũ viết bài Facebook "thực thụ") sẵn sàng hỗ trợ tận tình.
Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những gói ưu đãi hấp dẫn nhất!


Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

TỔNG QUAN VỀ THẺ META DESCRIPTION DÀNH CHO DÂN VIẾT BÀI SEO

Sự phát triển và lan rộng mạnh mẽ của Internet đã thay đổi dần hành vi tiêu dùng toàn cầu thế kỉ 21 với thói quen mua sắm qua mạng dần "thâm nhập" vào cuộc sống của cư dân mạng. Bên cạnh các kênh Social Media như Facebook, Instagram,...SEO (viết tắt của Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) đang ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Marketer nói chung có thêm một mảnh đất "dụng võ" đặc biệt là nghề "viết bài SEO" đầy hứa hẹn nhưng cũng rất nhiều áp lực và thách thức. 

Bỏ qua một bên những thủ thuật, mẹo vặt để cải thiện kết quả, người viết bài SEO muốn giữ được vị thế cạnh tranh lâu dài phải đảm bảo điều hướng content chuẩn SEO với thông tin thật sự hữu ích cho người dùng. Và thẻ Meta Description là một trong những yếu tố nổi bật cần chú ý khi người viết bài tối ưu SEO on-page.

Tìm hiểu về định nghĩa của thẻ Meta Description

Một ví dụ về thẻ Meta Description

Meta Description chính là thuật ngữ trong SEO để gọi tên loại thẻ dùng để mô tả, tóm tắt một cách khái quát, tổng quan về nội dung chính trên Website của bạn.

Vì sao người viết bài SEO cần phải chú ý tối ưu thẻ Meta Description?


1. Là "ấn tượng" đầu tiên của người dùng sau khi đọc tiêu đề bài viết bất kì thuộc Website của bạn, giúp người đọc tìm hiểu sơ lược về nội dung trên Website của bạn.
2. Căn cứ chắc chắn để người dùng xác định liệu thông tin bạn cung cấp có thật sự hữu ích.
3. Thêm một không gian để người viết bài SEO chèn những từ khóa quan trọng.

Kĩ thuật để người viết bài SEO sở hữu thẻ Meta Description lôi cuốn nhất!



1. Đảm bảo tính trung thực khi thể hiện nội dung trong thẻ Meta Description (đừng "treo đầu dê bán thịt chó"!). Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những từ ngữ "giật tít" để "lôi kéo" sự chú ý của người đọc miễn sao vẫn có thể giữ được ý chính của bài viết.

2. Vì bản chất gần như là một bản tóm tắt toàn bộ nội dung của bài viết nên người viết bài SEO cần áp dụng lối hành văn gần gũi, dễ nắm bắt đối với người đọc. Ngoài ra, người viết cũng có thể chọn lọc bất kì đoạn văn nào trong bài viết để hiển thị lên ngoài kết quả (tùy thuộc vào nội dung mà bạn muốn nhấn mạnh trước nhất đối với người đọc)

3. Tương tự như khi viết một bài chuẩn SEO, người viết cần giữ được sự mạch lạc và tự nhiên trong giọng văn, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều từ khóa. 

Một thẻ Meta bị nhồi nhét quá nhiều từ khóa không liên quan.

4. Số ký tự được phép hiển thị của thẻ Meta Description trên Google là 160 tuy nhiên 140 là con số phù hợp nhất cho độ dài của một thẻ Meta lý tưởng. 


Những cập nhập về thuật toán của Google gần đây không còn bao gồm thẻ Meta trong các yếu tố để xếp hạng thứ hạng của các Website bán hàng. Vì thế rất nhiều người viết bài SEO "lơ là" thậm chí không "thèm" đầu tư viết nội dung mà để Google mặc định chọn đại một đoạn trong bài viết. Thẻ Meta, chính là cầu nối của Website đối với khách hàng, bạn có một tiêu đề hấp dẫn và thẻ Meta chính là bước thứ hai để khách hàng tìm hiểu về thương hiệu của bạn thông qua thông tin được đề cập trên Website. Tỉ mỉ với từng chi tiết nhỏ, có như thế người viết bài SEO mới đảm bảo được hiệu quả cuối cùng khi thu hút người dùng đối với sản phẩm/dịch vụ.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu đặc biệt trong việc phát triển nội dung chuẩn SEO với hệ thống từ khóa chất lượng, đội ngũ Chara Content sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng với dịch vụ viết bài SEO chuyên nghiệp.
Liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu thông tin về gói dịch vụ viết bài SEO cũng như một số gói dịch vụ hấp dẫn khác của Chara Content!

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

TẤT CẢ NGƯỜI VIẾT BÀI LANDING PAGE MUỐN ĐẠT TỈ LỆ CHUYỂN ĐỔI "VƯỢT TRẦN" PHẢI Ý THỨC ĐƯỢC....(P.2)

Bạn, một người viết bài Landing Page có từng nghe qua "Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh hơn!". Bạn đã bao giờ từng trải qua cảm giác tuyệt vọng, bí bách khi đã làm theo đúng những thủ thuật, bí kíp (giật tít, chèn biểu đồ, "tuốt" lại nút Call-to-action,..) nhưng tỉ lệ chuyển đổi vẫn không thay đổi? Có điều gì sai với chiến lược CRO của bạn?

Vâng, có lẽ, bài chia sẻ gần đây của Larry Page - nhà sáng lập WordStream sẽ là bài "thuốc" cho sự bất lực của bạn. Đơn giản thôi bạn đang làm NGƯỢC bởi hiểu hoàn toàn SAI về bản chất của CRO. Trong phần 1, bạn đã cùng chúng tôi đi qua khái niệm của Convert Rate Optimization (CRO) cũng như vạch ra những sai lệch trong nhận thức của một số Copywriter, khi lý thuyết "đẹp đẽ" đi ngược lại hoàn toàn với thực tế. Đến với phần 2, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách để nghĩ LỚN đối với CRO.

Tỉ lệ chuyển đổi tốt thực sự là bao nhiêu?


Tỉ lệ chuyển đổi trên Landing Page của bạn đang là 2%, bạn thực hiện một vài chuyển đổi và nó tăng vọt lên 4%, đây có phải là một "bước nhảy khổng lồ"? Nhiều người sẽ tranh cãi về "Không" hay "Có", nhưng quan trọng là nếu đạt được chỉ tới mức đó, bạn vẫn loanh quanh là một SEOer trung bình!

Larry Page đã thực hiện sự so sánh số liệu đa phương diện, xét trên tổng thể Performance của toàn bộ các Landing Page và của từng ngành nghề/sản phẩm khi đứng riêng lẻ. Các ngành như Thương mại điện tử (E-commerce) có tỉ lệ chuyển đổi trung bình khá thấp và ngành Tài chính thì hoàn toàn trái ngược. Nhưng, điểm chung là những người đứng đầu luôn có Convert Rate cao gấp 3 - 5 lần trung bình toàn khối. Vậy tại sao và làm cách nào họ ĐÃ đạt được? 

Nghiêm túc với CRO trên Landing Page? Mau lấy giấy bút ra đi nào!

Bí mật của những Landing Page "hái ra khách hàng"!

1. Thay đổi đề xuất (Offer) - "Đứng ở cả hai đầu quầy tính tiền"


Thông thường, người viết bài Landing Page dường như "mặc định" với những Offer dành cho khách hàng được đưa ra từ phía công ty, điều họ cố làm chỉ là nâng cao chất lượng của thiết kế, nội dung quảng cáo và "trau chuốt" cho lời quảng cáo trở nên hấp dẫn! Dừng lại công việc bạn đang làm chút nhé, tưởng tượng bạn là một khách hàng tìm kiếm nhãn hàng ưng ý như cung cấp dịch vụ phần mềm chẳng hạn, bạn cũng làm giống như các đối thủ cho tải miễn phí phiên bản dùng thử, thì có gì KHÁC BIỆT?? Viết bài Landing Page cũng là một phần của công việc sáng tạo, vậy bạn có đang thực sự làm đúng việc, nghĩ về thứ phải nghĩ?

Case-study hữu ích của WordStream

Larry đưa ra ví dụ của chính WordStream, công ty của ông, khi đội ngũ công ty nhận thử đề xuất dùng thử sản phẩm thông qua việc tải miễn phí không thật sự hấp dẫn. Cách tiếp cận này đã quá nhàm chán, và họ đã thực sự "think out of the box" với Adwords Grader! Đây là một báo cáo hỗ trợ miễn phí người dùng trong việc theo dõi hiệu quả hoạt động của tài khoản, khéo léo "lồng ghép" vào những khuyến nghị về việc sử dụng AdWords. Tỷ lệ chuyển đổi đã tăng lên chóng mặt. Đơn giản chỉ là Làm khác đi để trở nên nổi bật!

Ông cũng chia sẻ thêm cách để biết được những nhu cầu của khách hàng để có gói Offer tuyệt vời nhất, hãy mạnh dạn hỏi ý kiến khách hàng. WordStream đã thêm hẳn một form trên Landing Page của mình để hỏi người dùng về điều họ CẦN giúp đỡ. Đây là một nguồn thông tin quý giá với doanh nghiệp và cả đội ngũ viết bài Landing Page của WordStream

2. Quy trình đăng ký có đang bị "phức tạp hóa"?

Rất nhiều người viết bài Landing Page đang tạo ra những chướng ngại vật cho quá trình đăng ký của khách hàng mà không hề để ý? Những thủ tục rườm rà (khai báo Họ tên, Email, SĐT, Postal Code, Kênh thông tin biết đến,...) đã khiến người dùng bỏ phắt đi ý định tải dùng thử dù là miễn phí sản phẩm của bạn! 

ĐỪNG QUÁ KHUÔN MẪU!

Rất nhiều cách khác các doanh nghiệp đã ứng dụng để khiến người dùng "thoải mái" dùng thử mà vẫn có thể khai thác thông tin cần thiết từ họ! Một số doanh nghiệp chọn cách hỏi thông tin, ý kiến người dùng cách 1 tuần sau khi họ tải xuống - lọc được hẳn hòi những khách hàng thực sự có nhu cầu vể sản phẩm (thậm chí gợi nhắc họ dùng thử chứ không phải tải về rồi không bao giờ mở! 

Một ví dụ sáng tạo khác được áp dụng khi những người viết bài Landing Page muốn đánh vào cả những đối tượng không cần thiết đến sản phẩm của họ - cung cấp cho họ một giải pháp thay thế "Liệu người thân yêu của bạn đang cần giúp đỡ?" Cách này thật sự không chỉ khiến người dùng cảm thấy được tôn trọng nhu cầu, mà còn hỗ trợ cho phân đoạn khi Remarketing và Lead Nurturing (Nuôi dưỡng Lead tiềm năng) 

3. Tận dụng Remarketing - Kiên trì, bền bỉ là yếu tố thành công!


Điểm khác biệt giữa người bán được hàng và kẻ bán "ế" đôi khi còn ở độ "kiên trì" khi tiếp thị khách hàng, điểm này cực giống với Sale offline, khi bạn không thể thuyết phục được khách hàng từ lần đầu thì có thể chọn khách khôn ngoan để tiếp tục quảng bá sản phẩm. Đại đa số người dùng sẽ vào trang của bạn rồi thoát ra mà không để lại bất cứ phản hồi gì. 

Remarketing sẽ giúp dân viết bài liên tục gợi nhắc cho khách hàng với các thông điệp liên quan (đã được phân định rõ ràng sau khi phân tích hành vi người dùng) trên hàng loạt kênh khác nhau như qua MXH, Youtube, Email, mạng lưới Website tin tức khác,...Tiki chính là một doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam đẩy mạnh hoạt động Remarketing.

4. Đừng chỉ tập trung vào Tỉ lệ chuyển đổi (CTR)!


Nếu bạn từng đọc cuốn "1+1=3" của huyền thoại quảng cáo Dave Trott bạn chắc chắn sẽ hiểu vì sao Larry, hay số ít người thành công thường đưa ra những lời khuyên tương tự! 

Đạt tỷ lệ chuyển đổi cao, vừa "target" của khách hàng là mong muốn của bất kì người viết bài Landing Page nào! Nhưng bạn cũng nên biết công việc của chính mình, cũng đang đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi thế, đừng chỉ đi theo số lượng! Nếu nội dung của bạn chỉ thu hút những Lead chất lượng kém thì câu chuyện cũng hề vui lên chút nào. 

CRO là một hình thức để nâng cao trải nghiệm người dùng và phân định khách hàng tiềm năng chính xác, hãy luôn giữ trong mình Mindset đó và tập trung "hết ga" cho chất lượng của Landing Page.


Một bài viết thực sự tâm huyết và khác biệt, bởi nó được viết nên từ trải nghiệm thực tiễn của tác giả, những lời khuyên chân thành dành cho bất cứ người viết bài Landing Page nào trên thế giới! Đọc bài viết xong, bạn đã vạch ra cho mình những cách thức mới, đánh thức "linh hồn sáng tạo" bên trong mình? Nhưng nhớ đừng quên cách tư duy sáng tạo mà Larry Page đã gửi gắm người đọc, "dám nghĩ LỚN, dám thực hiện!". Chúc bạn thành công với chiến lược CRO của riêng mình!

Bạn là doanh nghiệp đang gặp khó khăn đối với việc tăng tỉ lệ chuyển đổi cho Landing Page của mình nhưng không hề biết phải bắt đầu từ đâu? Chara Content sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp với gói dịch vụ viết bài Landing Page chuyên nghiệp, giá cả phải chăng!
Liên hệ NGAY với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kỹ càng nhất!

TẤT CẢ NGƯỜI VIẾT BÀI LANDING PAGE MUỐN ĐẠT TỈ LỆ CHUYỂN ĐỔI "VƯỢT TRẦN" PHẢI Ý THỨC ĐƯỢC....(P.1)

Tối ưu hết mức có thể tỉ lệ chuyển đổi (Convert Rate Optimization - CRO) là một công việc hết sức "cân não" của bất kì người viết bài Landing Page nào! Đó là một công việc không tên với đằng đẵng, tỉ tỉ việc phải làm, điều cần chú ý chỉnh sửa (thêm hay bớt một chữ trong tiêu đề, kích cỡ hình ảnh đại diện, nội dung nút Call-to-action,...) 

Tuy nhiên, theo chia sẻ của Larry Kim - nhà sáng lập của WordStream trên Medium, đã "quay" 180 độ góc nhìn của rất nhiều dân chuyên viết bài Landing Page về cách để có được một tỉ lệ chuyển đổi không chỉ tốt - mà là đứng TOP. Bạn có đang bỏ công sức mình vào đúng chỗ, bạn có đang hiểu sai trầm trọng về định nghĩa "thành công" khi Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi ?? Hãy cùng Chara tìm hiểu qua bài viết sau!

CRO là gì và đằng sau sự khác biệt của những "kẻ dẫn đầu"!

Tối ưu hóa chuyển đổi (CRO), hiểu một cách chung nhất, chính là biến khách hàng truy cập Website thành khách hàng tiềm năng cho công ty với số tiền bỏ ra ít nhất. "Ít mà phải chất" không gì hết chính là phương châm sống của rất nhiều người viết bài Landing Page

Đạt được mốc 3%, 5% hay 10% liệu đã là đủ để 1 người viết bài Landing Page tạm hài lòng?

Larry Kim cùng đồng sự của mình đã tiến hành một loạt nghiên cứu trên hàng ngàn tài khoản AdWords, kết hợp với phân tích sát sao dữ liệu mức Performance thì đã phát hiện ra những điểm chung VÀNG của một số RẤT ÍT những nhà quảng cáo nắm trong tay Tỉ lệ chuyển đổi cao gấp 2 - 3 lần mức trung bình. Và đây cũng chính là điểm nóng trong bài chia sẻ của Larry Kim, rất nhiều người viết bài Landing Page thông thường đang đi ngược lại những điều đáng lẽ phải làm (họ vẫn tưởng mình đang đi đúng đường!) 

Tại sao những hiểu biết của bạn về CRO từ đó đến nay chỉ đáng "vứt đi"!

Dân đọc sách rất hay truyền nhau câu nói của bậc thầy viết truyện Nhật Bản Haruki Marakumi: "Nếu bạn chỉ đọc những quyển sách người khác đã đọc, bạn chỉ nghĩ những gì họ nghĩ"....và sự thật là nó đúng cho mọi ngành nghề, đặc biệt là SÁNG TẠO. Sự phát triển của những nền tảng, cộng đồng chia sẻ kiến thức về Marketing là một dấu hiệu tích cực cho văn hóa Share-to-learn, nơi hội tụ, đóng góp và lan truyền những Idea "Độc, điên, chất". 

Quá nhiều người viết bài Landing Page đang "cố gắng" để không phải sáng tạo!

Đáng buồn khi những newbie vào nghề, điều họ làm đầu tiên chỉ là cố gắng "nuốt cho gọn" những lời vàng ngọc của những bậc tiền bối với tư tưởng "đi tắt đón đầu", "làm ít được nhiều", có lẽ bởi thế mà thị trường quảng cáo có dấu hiệu "bão hòa" dù sự chia sẻ thông tin dễ dàng hơn trước gấp bội ?!

Những kiến thức, thủ thuật nhiều người viết bài Landing Page tin "sái cổ" có hiệu quả như "cách người ta nói"?

Khá dễ dàng để một người viết nội dung hiện nay tìm được những "bật mí" trang trọng hết sức những cách làm nhỏ nhặt (để ý hơn xíu thôi ấy mà) để có được tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn (Thay đổi Font chữ, Màu sắc, Nội dung tiêu đề,... là có được 5% nhảy vọt trong tỉ lệ chuyển đổi) Đương nhiên là một điều tốt khi bạn luôn chú ý đến những điều nhỏ để CRO "triệt để" nhưng sao không thử nghĩ lớn, thay vì nhích từng chút một?

Larry cũng đưa hẳn ra một ví dụ thực tiễn những thay đổi nhỏ (khi làm theo những lời khuyên truyền thống) chỉ mang lại phản hồi tốt hơn một chút nhưng lại không hề bền vững. Đặc biệt, một điều rất ít người viết bài Landing Page để ý (không nhà chia sẻ nào "tiện" nói với bạn) rằng mức tăng tỉ lệ chuyển đổi chỉ là một con số tương đối bởi mẫu sẽ thay đổi và tăng dần theo thời gian. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng nhận ra vì sao ở giai đoạn lúc đầu chỉ những thay đổi nhỏ lại có thể mang lại kết quả có vẻ đột phá (Thử so sánh 5% của 50 traffic5% của 200 traffic).



Kết luận: Đừng bỏ quên tổng lượng traffic, tỉ lệ chuyển đổi tăng chưa hẳn là dấu hiệu tốt, mở rộng thị phần là một điều ai gần như cũng có thể làm (tiền "cân" cả!), nên con số % Convert Rate không hề phản ánh hết hiệu quả của một chiến dịch CRO. 
"Hãy nghĩ lớn". Larry cũng đã chia sẻ cách để người viết bài Landing Page thật sự tạo cho mình một bức tranh "nhìn xa trông rộng" đối với CRO. Mời bạn đọc đọc trong phần 2!


Bạn là doanh nghiệp đang gặp khó khăn đối với việc tăng tỉ lệ chuyển đổi cho Landing Page của mình nhưng không hề biết phải bắt đầu từ đâu? Chara Content sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp với gói dịch vụ viết bài Landing Page chuyên nghiệp, giá cả phải chăng!
Liên hệ NGAY với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kỹ càng nhất!


Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

GIỚI THIỆU VỀ XU HƯỚNG BACKLINK HOT 2017

Để xây dựng được link không phải là chuyện ngày một ngày hai mà cần phải có cả quá trình đầy khó khăn. Kết quả cũng thể thấy chỉ sau một vài ngày. Tuy vậy, nếu biết cách xây dựng link bài bản và thông mình thì hiệu quả sẽ nhanh chóng đến và rất bền vững.

Bài viết hôm nay giới thiệu đôi nét về xu hướng backlink hot 2017 để bạn có thể nắm bắt và vận dụng vào trong chiến dịch đi link của mình.

Thực hiện các vấn đề về SEO audit

Website audit được biết đến như là nền tảng cơ bản của toàn chiến dịch SEO. Và để đi link thành công thì không thể không thiếu nó.
Seo audit không chỉ giúp lên kế hoạch chiến lược đi link bài bản mà còn giúp đảm bảo sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra ảnh hưởng đến website.
Kết quả hình ảnh cho SEO audit
Website audit được biết đến như là nền tảng cơ bản của toàn chiến dịch SEO. 

Một số công cụ được thiết kế nhằm giúp bạn nắm bắt được sự hoạt động của các kỹ thuật trên website như sau:
- Công cụ Raven site auditor
- Công cụ  Mysiteauditor
- Công cụ Seomator

Xem xét lại các chiến lược đi link cũng như các nguồn đã có

Bạn cần phải hiểu được là link trong quá khứ đến từ đâu và các trang nào là thu hút được nhiều sự chú ý của đối tượng của bạn rồi mới bắt đầu tiến hành tối ưu hóa chiến lược đi link.
Cần phải đi sâu hơn nữa trong hồ sơ backlink để có thể cho ra đời một chiến dịch hoàn hảo. Bên cạnh đó phải đặt các câu hỏi và trả lời để tìm ra giải pháp tối ưu:
- Các loại site link nào đang chiếm đa số?
- Các loại page nào ở trên website có nhiều link nhất?
- Những vấn đề gì dẫn đến đi link?
- Có những chiến thuật nào rút ngắn được thời gian mà hiệu quả vẫn cao không?
- Một link trung bình tốn bao nhiêu thời gian?

Phân tích các đối thủ cạnh tranh

Tiếp tục tìm hiểu và tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau để hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh.
- Bên đối thủ của bạn đã có bao nhiêu link mới?
- So sánh hồ sơ backlink thì hai bên như thế nào với nhau?
- Bên đối thủ sử dụng các chiến thuật chiến lược gì phổ biến không?
- Sự thay đổi trong thị trường có những ảnh hưởng nào?
Kết quả hình ảnh cho đi link
Phân tích đối thủ cạnh tranh được biết đến như là điều rất quan trọng trong chiến dịch backlink

Phân tích đối thủ cạnh tranh được biết đến như là điều rất quan trọng và chúng có thể ảnh hưởng đến sự thành bạn của chiến dịch đi link.

Bài viết trên đây vừa giới thiệu đến các bạn một số xu hướng backlink hot 2017 hiện nay. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Công ty Chara Content tự hào là một trong những công ty cung cấp dịch vụ  Mobile SEO chất lượng và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Vui lòng truy cập vào website: http://characontent.com/để biết thêm thông tin chi tiết.

VÌ SAO NGƯỜI VIẾT BÀI SEO "PHẢI" ƯU TIÊN RESPONSIVE DESIGN KHI THIẾT KẾ WEBSITE?

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay khi "khởi động" một chiến dịch Mobile Marketing đều dành một sự đầu tư nhất định đối với SEO mobile. Nói theo cách khác, không chỉ dừng lại ở bước xây dựng được một địa chỉ Website đáng tin cậy mà thiết kế của trang Web cũng phải "sẵn sàng" cho mọi loại thiết bị như iPhone, iPad, Android Phone,..v..v...Người viết bài SEO muốn "bất bại" ngay trên "địa hạt" SEO mobile nhất định phải dành thời gian quan tâm đến tối ưu Website sản phẩm.

Giữa 3 lựa chọn công nghệ để thiết kế Website cho chiến dịch SEO Mobile (Responsive Design, Parallel Mobile và Dynamic Website) Responsive Design đã chứng tỏ "sức hấp dẫn không thể chối từ" khi trở thành nơi đặt niềm tin của rất nhiều người viết bài SEO. 5 lợi ích chúng tôi trình bày cặn kẽ dưới đây sẽ là câu trả lời thỏa đáng chắc chắn vì sao bạn PHẢI chứ không chỉ NÊN ưu tiên Responsive Design khi thiết kế Website!

Tìm hiểu khái quát về Responsive Web Design


Responsive Web Design (RWD) là xu hướng thiết kế Web trong đó lập trình viên sử dụng các kĩ thuật như flexible grid, responsive imageCSS media query để Website có khả năng thích ứng với mọi loại giao diện trên các thiết bị khác nhau. Nói một cách "dân dã", khi người dùng chuyển từ Desktop qua Mobile, Website có khả năng tự "co" lại và ngược lại "dãn" ra, với bố cục, nội dung được lập trình sẵn.

Sau khi đã "làm quen" qua khái niệm, chúng ta tìm hiểu 5 lợi ích "đáng gờm" của "anh chàng" RWD này nhé!

Sự linh hoạt trong chuyển đổi


Khi chuyển sang một thiết bị với kích cỡ màn hình thay đổi, Website của bạn vẫn có thể giữ nguyên nội dung cũng như tốc độ tải trang. Người dùng sẽ không bị cảm thấy bất tiện khi phải truy cập Website của bạn trên nhiều loại thiết bị khác nhau, điều này góp phần rất lần làm nên tính thân thiện với người dùng (một yếu tố "đinh" quyết định trải nghiệm của khách hàng).

Công cụ quản lý "lợi hại" dành cho người viết bài SEO

Nếu không chọn RWD mà quyết định làm 2 phiên bản khác nhau của Website cho cả Mobile và Desktop, người viết bài SEO sẽ ngay lập tức đối mặt với thử thách: phải thiết lập 2 chiến lược nội dung, chiến lược SEO và team Thiết kế để xây dựng "hoàn hảo" một lúc hai phiên bản. Trong khi đó, RWD sẽ giúp người viết bài SEO giảm bớt "gánh nặng" công việc bằng cách cho phép sử dụng nhiều chiến dịch và chiến lược trên cùng một phiên bản.



Không chỉ giúp bạn tiết kiệm và tối ưu chi phí và thời gian quản lý Website, việc tích hợp 2 phiên bản thành một sẽ hỗ trợ dân SEO dễ dàng hơn trong việc làm báo cáo, đỡ cực hơn rất nhiều các thủ tục rườm ra khi đối chiếu những thông số khác nhau đến từ 2 phiên bản Website riêng biệt!

Thoát khỏi nỗi ám ảnh Plagiarism
Nếu bạn quyết định xây dựng độc lập 2 phiên bản khác nhau dành cho Mobile và Desktop thì nội dung trên 2 phiên bản này có nguy cơ cao bị đánh giá "Trùng lặp nội dung" bởi Panda. Trong khi đó, nếu bạn chọn lựa công nghệ RWD, bạn có thể đăng nội dung thoải mái mà không sợ "tự giết mình".

Tải trang nhanh như "tên bắn" với RWD!

Responsive Website Design nâng cao trải nghiệm người dùng trên chính Website của bạn!

Thời gian tải trang trung bình hiện nay của các Website là 7 giây, trong khi 3-4 giây mới là thời gian "lý tưởng" nhất mà chủ trang Web NÊN để khách hàng PHẢI đợi! Hơn nữa, theo nguồn báo cáo của Google, 40% người dùng Mobile sẽ từ bỏ một trang Web nếu nó mất hơn 3 giây để tải. Yếu tố tải trang có thể "ảnh hưởng dây chuyền" đến các thông số kĩ thuật cực kì quan trọng khác như tỉ lệ thoát trang (Bounce Rate), Time-on-site và cuối cùng là tỉ lệ chuyển đổi khách hàng (nhân tố sống còn của một Website) sẽ bị "vạ lây"!

Một quyết định đầu tư "đúng đắn"!
Không phủ nhận chi phí đầu tư ban đầu là một yếu tố khiến rất nhiều người viết bài SEO "lưỡng lự" khi lựa chọn bên cạnh những thế mạnh không thể chối cãi của RWD. Nhưng thực tế thì việc thiết kế Website đúng chuẩn Responsive không quá "đắt đỏ" và hơn hết có thể số vốn ban đầu bỏ ra cao nhưng bạn sẽ tiết kiệm được vô số chi phí trong việc quản lý nhân sự, phân tích số liệu, xây dựng nội dung. Nhìn về hướng lâu dài, RWD chính là một sự đầu tư "thông minh" dành cho người viết bài SEO!

Responsive Website Design là một lựa chọn TỐI ƯU dành cho người viết bài SEO, đặc biệt khi triển khai chiến dịch SEO Mobile

Google
hiện nay luôn ưu tiên tín nhiệm cho những trang Web đáp ứng được tính gần gũi, thân thiện với người dùng. Đảm bảo sự ổn định của các thông số như Tốc độ tải trang, Tỉ lệ thoát, 100% unique về mặt nội dung,..thông qua việc quyết định đầu tư thiết kế Responsive cho Website sẽ giúp Website của dân viết bài SEO không chỉ trụ TOP bền vững mà doanh số bán hàng cũng tăng cao nhanh chóng.


Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai hệ thống nội dung chuẩn SEO chất lượng nhằm đẩy mạnh thương hiệu công ty qua kênh Website nội bộ, Chara Content với dịch vụ viết bài SEO chuyên nghiệp sẽ sẵn sàng hỗ trợ tân tình cho bạn. 
Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn NGAY LẬP TỨC và tìm hiểu thêm những gói dịch vụ hấp dẫn liên quan..



BÀI VIẾT QUẢNG CÁO SẢN PHẨM HAY PHẢI NHƯ THẾ NÀO?

Doanh nghiệp của bạn chuẩn bị giới thiệu ra thị trường môt sản phẩm mới, nhưng bạn lại chưa biết nên bắt đầu quảng cáo sản phẩm từ đâu, nên làm gì để mọi người biết tới và tin tưởng lựa chọn mua sản phẩm này. Bài viết quảng cáo sản phẩm là lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp ngay lúc này.
Bài viết quảng cáo sản phẩm tức là cần tập trung nội dung chủ yếu vào sản phẩm. Bài viết hôm nay sẽ bày cho bạn một số yêu tố để bài viết hiệu quả nhất.
Cung cấp đầy đủ cấp thông tin về sản phẩm
Muốn khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn, trước hết phải để họ biết đến sản phẩm của bạn. Do đó trong bài viết quảng cáo, đừng vội chạy đua với việc đưa ra những điểm nổi bật, nổi trội quá mà quên mất đi những chi tiết, thông tin của sản phẩm như:
ü  Tên sản phẩm
ü  Thành phần
ü  Công dụng, Cách sử dụng
ü  Cơ sở sản xuất, ...
Nếu sản phẩm không được cung cấp những thông tin cụ thể về nó thì rất dễ dẫn đến tình trạng người xem sẽ tìm kiếm đến một doanh nghiệp hay cửa hàng online khác mà có đầy đủ thông tin hơn để xem, chính vì điều đó làm lượt truy cập của trang web cao nhưng số khách mua hàng lại thấp. Do vậy, hãy ghi nhớ trình bày đầy đủ thông tin về sản phẩm trong bài viết nhé.

Thông tin sản phẩm cần được giới thiệu trong bài quảng cáo
Hiểu và nắm rõ ưu thế của sản phẩm
Sau khi đã nêu thông tin về sản phẩm thì lúc này, hãy đưa ra những uu thế, điểm nổi bật và cả những điểm khác biệt sản phẩm có, bạn có thể kèm theo đó là những hình ảnh minh họa, hay video. Clip để khách hàng hứng thú hơn. Với cách làm như vậy sẽ tăng sự tin tưởng ở khách hàng, họ sẽ hài lòng vefecacsh quảng cáo này và biết đâu đó họ sẽ ra quyết đinh mua ngay sau đó.

Trong bài viết, hãy chỉ ra điểm nổi bật của sản phẩm
Quan tâm tới những vấn đề của khách hàng
Bài viết quảng cáo sản phẩm cần phải đề cập đến những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, đó là những khó khăn, vướng mắc khi sử dụng một số sản phẩm khác trên thị trường. Những bài quảng cáo sản phẩm hiệu quả hơn khi miêu tả rõ những vướng mắc của khách hàng. Khi càng hiểu rõ vấn đề khách hàng gặp phải, bạn sẽ biết họ đang cần tư vấn những thông tin gì nội dung bài viết sẽ nhận được sự quan tâm của khách hàng.
 

 Viết bài quảng
cáo sản phẩm hãy quan tâm tới vấn đề khách hàng đang gặp phải
 
Ngôn từ sử dụng linh hoạt, lôi cuốn và gây tò mò
Khi các yếu tố về nội dung đều xuất hiện trong bài viết quảng cáo sản phẩm của bạn thì giờ đây để hoàn tất bài viết quảng cáo được hiệu quả hơn, bạn hãy "gọt dũa” lại ngôn từ bà viết sao cho người đọc thấy ling hoạt, hấp dẫn, lôi cuốn và gây được sự tò mò. Khi đó bài viết sẽ hoàn thiện và thành công.

 

Muốn lôi cuốn độc giả, ngôn từ bài viết cần linh hoạt, lôi cuốn và gây tò mò

Trên đây là một số cách giúp bạn có các bài viết quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất, nâng cao việc chuyển đổi mua bán sản phẩm trên mạng, giúp doanh nghiệp nâng tầm thương hiệusản phẩm nên một tầm cao mới.
Dịch vụ bài viết quảng cáo sản phẩm chuyên nghiệp - Chara content sẵn sàng kết hợp cùng doanh nghiệp bạn để tạo ra những bài viết hay nhất, chất lượng nhất và mang lại cho bạn nhiều giá trị. Liên hệ ngay để được tư vấn, website: http://characontent.com/